Your browser does not support JavaScript!
National Dong Hwa University Department of Taiwan and Regional Studies
Department of Taiwan Studies National Dong Hwa University
English
Home > Vietnam Ver.
Giới thiệu Khoa nghiên cứu Đài Loan và Khu vực
Giới thiệu

        Vào tháng 8 năm 1999, Cao đẳng sư phạm Quốc gia Hoa Liên đã thành lập Viện nghiên cứu địa phương, sau đó Viện đã mở rộng các vấn đề nghiên cứu trên toàn quốc bao gồm lịch sử và địa lý Đài Loan. Tháng 8 năm 2005, cùng với việc đổi tên từ Trường Quốc lập Cao đẳng sư phạm Hoa Liên, Viện nghiên cứu địa phương trở thành Khoa nghiên cứu địa phương, Khoa không chỉ đào tạo Thạc sĩ mà còn đào tạo cử nhân trong sự kết hợp chặt chẽ với bộ phận đào tạo cử nhân chuyên ngành lịch sử và địa lý của Khoa Giáo dục – Xã hội. Chương trình Thạc sĩ khóa mùa hè được mở vào năm 2006. Vào tháng 8 năm 2008, Đại học sư phạm quốc gia Hoa Liên được sát nhập với Đại học Quốc gia Đông Hoa, chương trình thạc sĩ khóa mùa hè trở thành chương trình Tại chức Thạc sĩ vào năm 2009.
        Tháng 8 năm 2010, với nhiệm vụ và yêu cầu nghiên cứu mới, Khoa nghiên cứu địa phương đã được đổi tên thành Khoa nghiên cứu Đài Loan và Khu vực. Khoa cung cấp các bậc đào tạo Cử nhân, Thạc sỹ chính quy và chương trình Thạc sĩ tại chức.  Khoa thực sự trở thành một trong những cơ sở đầu tiên cung cấp các khóa học đặc thù cho chương trình đào tạo cử nhân.

 

Nhiệm vụ trọng tâm và định hướng cho sự phát triển

        Nhiệm vụ đặc trưng của Khoa là cung cấp các lý thuyết nghiên cứu vùng, và các phương pháp nghiên cứu đặc trưng liên quan đến Đài Loan học. Nó không chỉ là việc tách riêng từng lĩnh vực hẹp để nghiên cứu và phân biệt các các yếu tố Đài Loan học và điều hiển nhiên là nó còn đòi hỏi sự hiểu biết về các vùng lân cận, Khoa tập trung vào các mục tiêu cơ bản sau :

  1.  Kết hợp nghiên cứu Đài Loan và các nghiên cứu vùng
  2.  Nâng cao sự kết hợp giữa phương pháp điều tra điền dã và phương pháp tổng hợp tài liệu
  3.  Có khả năng ứng dụng kiến thức và kỹ năng thông tin điện tử vào trong nghiên cứu văn hóa địa phương và các nghiên cứu liên ngành.

        Những vấn đề biến đổi khu vực như vấn đề toàn cầu hóa, địa phương hóa những năm gần đây; cũng như vấn đề quốc gia dân tộc từ thế kỉ 19 tạo nên những khái niệm cơ bản như:  biên giới hành chính, chính trị quốc gia… hay vấn đề giảng dạy, nghiên cứu cũng như tính giới hạn của vấn đề nhận thức đại chúng… Đối với những vấn đề này, giới học thuật trong những năm qua đã không ngừng dấy lên những thảo luận xung quanh vấn đề toàn cầu hóa, địa phương hóa, vấn đề giải cấu và cấu trúc lại khu vực học, với hi vọng phá vỡ những quan niệm truyền thống lấy quốc gia dân tộc, khu vực hành chính là đơn vị trung tâm. Những năm gần đây, trong lĩnh vực khoa học xã hội, phương pháp nghiên cứu liên ngành dần trở nên phổ biến, các khái niệm như “Vùng văn hóa”, “Địa phương học”, “Xã hội địa vực”…là những minh chứng cho sự kết hợp liên ngành trong nghiên cứu. Khoa nghiên cứu Đài Loan học và Khu vực cũng vì thế mà ra đời.
        Ngành nghiên cứu Đài Loan học tuy là một ngành nghiên cứu mới xuất hiện trong vài năm gần đây, nhưng những tài liệu phong phú được lưu trữ lại hơn 100 năm, cũng như tính thuận tiện của việc nghiên cứu thực địa đã khiến cho ngành nghiên cứu Đài Loan có một bề dày lịch sử nhất định. Ngành nghiên cứu Đài Loan học được trang bị hai phương pháp nghiên cứu đặc trưng: nghiên cứu điều tra thực địa và nghiên cứu tổng hợp tư liệu cổ. Công tác điều tra điền dã và tổng hợp tư liệu cổ chính vì thế trở thành chìa khóa cho sự phát triển của khoa.
        Là một lĩnh vực nghiên cứu mới, chính vì thế việc giảng dạy và mở rộng ngành nghiên cứu Đài Loan học cần đặc biệt nhấn mạnh tới việc làm thế nào để ứng dụng và kết hợp những kiên thức của ngành khoa học kĩ thuật số vào trong nghiên cứu. Nội dung của ứng dụng bao gồm những nội dung cụ thể như: xây dụng kho tư liệu kĩ thuật số, kết hợp sử dụng các phương tiện truyền thông vào nghiên cứu, ứng dụng GIS trong Khoa học xã hội…Đồng thời Khoa cũng chú trọng tới việc: làm thế nào để vận dụng những nội dung và kĩ thuật đó vào trong giảng dạy, nghiên cứu cũng như truyền bá kiến thức trong xã hội. Thông qua việc kết hợp mật thiết những ứng dụng kĩ thuật và những cơ sở lý thuyết, Khoa không chỉ tạo ra những kết quả nghiên cứu mới mà còn có thể bồi dưỡng năng lực ứng dụng thông tin kĩ thuật cho những nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học xã hội nói chung cũng như trong lĩnh vực phát triển ngành nghiên cứu văn hóa địa phương nói riêng.

 

Loại văn bằng tôt nghiệp

Cử nhân khoa học xã hội và nhân văn

Thạc sỹ khoa học xã hội và nhân văn

Click Num  
Forward to friend
Please input CAPTCHA